Cùng https://cholop.vn tìm hiểu nguyên nhân khiếm lốp mòn không đều nhé.
Mục lục
7 nguyên nhân khiến lốp ô tô bị mòn không đều
1. Lốp bị mòn chính giữa
Đây là hiện tượng lốp bị phồng lên. Nguyên nhân có thể là do lốp bị bơm căng quá mức. Cấu trúc của lốp được thiết kế dạng vành khăn, phần tiết diện ống tròn chính bởi vậy nên khi mà bạn tiến hành bơm căng phần giữa lốp sẽ bị lồi ra nhiều nhất và tiếp xúc với mặt đường, khiến cho lốp bị mòn.
Lốp bơm căng quá mức khiến cho nó bị mòn ở giữa
Chính bởi vậy mà bạn nên thường xuyên tiến hành kiểm tra áp suất lốp. Bạn không nên tiến hành bơm lốp quá căng so với tiêu chuẩn của lốp đưa ra. Bạn có thể kiểm tra áp suất lốp trên cửa cánh xe, trong sách hướng dẫn hoặc là nắp bình xăng.
Nếu giữa bề mặt lốp bị mòn nhiều hơn thì có nghĩa là phần này chịu nhiều ma sát hơn.
Nếu như lốp bơm quá căng mà xe cứ chạy trong một thời gian dài thì phần lốp ở giữa sẽ bị mòn. Khi xe chạy với tốc độ cao sẽ sinh ra lực lớn ép các hoa lốp ở giữa. Kết quả là lốp sẽ bị mòn và điều này được phát hiện khi bạn bơm lốp quá căng.
Dựa vào đặc tính vận hành của xe mà các nhà sản xuất tính toán được đặc tính của lốp. Nghĩa là xe của bạn không nên chạy với một tốc độ vượt quá tốc độ tối đa cho phép.
Tuy nhiên với xe cũ đã được thay lốp thì có thể giới hạn tốc độ sẽ được tăng lên.
Bạn nên sử dụng khí nén của máy nén khí kết hợp đồng hồ bơm lốp để có thể bơm lốp đúng áp suất.
2. Lốp xe bị mòn hai bên
Trái lại với việc bơm lốp quá áp suất thì việc non hơi cũng sẽ làm cho lốp ô tô bị mòn không đều. Nếu như lốp non hơi thì sẽ khiến cho bánh bị bẹp, hơi ở trong bánh sẽ bị dồn vào hai bên. Điều này sẽ khiến cho hai bên tiếp xúc với mặt đường và có thể chịu lực cao hơn. Điều này khiến cho lốp ở 2 bên bị mòn, còn ở giữa thì như mới.
Lốp non hơi dễ bị mòn 2 bên
Nếu như bạn để áp suất hơi trong lốp bị thiếu nhiều thì nó sẽ làm giảm sự tiếp xúc của mặt giữa lốp với mặt đường chính bởi vậy mà 2 bên thành lốp sẽ chịu tải cao hơn khiến cho lốp bị mòn.
Nếu bạn vào cua với tốc độ cao cũng khiến cho lốp ô tô bị mòn không đều. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra cùng 1 lúc với nhiều bánh xe chứ không chỉ riêng gì một bánh xe.
Ở khúc cua, trọng lực sẽ sinh ra một lực ly tâm làm cho hai bên thành lốp chịu một lực tải lớn hơn.
Chúng ta có thể thấy rằng các khúc quẹo trái và phải thường xuất hiện với một tần suất ngang bằng nhau. Chính bởi vậy mà độ mòn của 2 bên thành lốp cũng sẽ tương đương với nhau.
Nếu bạn thường vào cua gấp thì hãy kiểm tra lốp của bạn xem có vấn đề gì không nhé.
3. Lốp bị mòn mép trong
Đối với bánh xe bị mòn mép trong thì nguyên nhân là do độ chụm được căn chỉnh chưa chuẩn. Bạn cần phải chỉnh lại bằng các dụng cụ chuyên dụng. Nếu như trong trường hợp hai lốp quay vào bên trong thường người ta sẽ gọi là độ chụm và nếu như lốp quay ra ngoài thì được gọi là độ choãi.
Độ chụm không chuẩn khiến cho lốp bị mòn mép trong
Tùy thuộc theo tốc độ lái xe mà độ chụm sẽ là khác nhau, chính bởi vậy mà góc chụm ban đầu sẽ được nhà sản xuất thiết lập để có thể bù trừ sự thay đổi này. Điều này sẽ giúp cho xe hoạt động một cách ổn định. Trong quá trình di chuyển, nếu như bạn thường xuyên chạy với tốc độ cao thì độ chụm bánh xe có thể sai lệch, điều này sẽ dẫn đến bánh xe có độ mòn không đều.
Nếu như bạn có kinh nghiệm lái xe thì bạn có thể quan sát độ chụm bằng mắt thường tuy nhiên để có thể căn chỉnh chính xác thì bạn cần phải mang xe tới gara để có thể giúp cho bánh xe của bạn được cân bằng động bằng các loại máy chuyên dụng.
Lốp mòn mép trong có thể là mòn vạt mép còn có thể mòn dạng lông chim, có thể do sai góc chụm nên dẫn đến mòn mép bên trong. Hiện tượng mòn lông chim được chia thành từng mảng nhỏ trên lốp có hình như lông chim hoặc là có hình dạng như chiếc lá.
4. Lốp bị mòn lệch một bên
Đây là hiện tượng có dấu hiệu như là mòn mép tuy nhiên mòn lệch một bên thì rộng hơn, và bạn có thể thấy lốp có thể bị mòn bên trong hoặc bên ngoài. Nếu như lốp mà bị mòn một bên thì có thể nguyên nhân là do góc camber bị sai lệch.
Góc Camber sai khiến cho lốp bị mòn lệch bên
Nếu như lốp của bạn mà bị nghiêng vào trong nhiều thì lốp ở trong sẽ bị mòn nhiều hơn. Người ta có thể chỉnh góc camber hơi nghiêng vào trong để có thể giữ trạng thái ổn định và cân bằng cho xe tuy nhiên do cơ cấu treo và lái ổn định nên có thể để lốp thẳng đứng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì góc camber bị lệch sẽ khiến lốp bị mòn.
5. Lốp bị mòn theo hình chén:
Mòn hình chén chính là hiện tượng mòn từng bảng trên mặt lốp với một bề rộng như cái cốc, chén. Điều này xảy ra khi vành xe của bạn không cân, phần trọng tâm của bánh xe không rơi vào giữa trục, chi tiết giảm xóc bị ăn mòn nên khi lăn bánh, điều này sẽ dẫn đến hệ thống treo gây ra từng nhịp tác dụng lực khác nhau lên mặt lốp chứ không đều ở mọi vị trí. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lốp bị mòn theo hình chén.
Giảm sóc bị hỏng khiến lốp bị mòn theo hình chén
6. Lốp bị mòn từng vệt
Mòn vệt là dấu hiệu xe bị lết bánh do bạn phanh gấp và ABS không hoạt động hoặc là xe của bạn không có ABS, điều này sẽ khiến cho một phần lốp bị cháy trên mặt đường. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác như bạn đỗ xe ở vị trí lâu không di chuyển thì điều này sẽ khiến cho một phần lốp chịu lực lâu nên mòn;
7. Mòn chéo
Lốp xuất hiện vết mòn không đều sẽ lệch góc so với hoa lốp của bánh sau trên xe truyền động cầu trước do xe bị sai góc chụm, dẫn đến mòn đệm càng sau. Nếu xe của bạn không thường xuyên đảo lốp hoặc xe chở nặng cũng gây ra hiện tượng này.
Xe đọc sai góc chụm nên lốp bị mòn chéo
Khi phát hiện bất kì một hiện tượng mòn lốp bất thường nào kể trên thì các bác tài nên đưa xe tới xưởng dịch vụ uy tín để được kiểm tra bằng các dụng cụ chuyên nghiệp. Việc căn chỉnh bánh xe không thể chỉ được thực hiện làm bằng mắt thường vì việc này cần phải kỹ thuật chính xác cao mới làm được. Bạn cũng nên tiến hành bảo dưỡng thay thế lốp xe đúng hạn
Leave feedback about this
You must be logged in to post a comment.